
A./ THIẾT BỊ NÂNG HẠ CÔNG NGHIỆP
I./ Cầu trục-cổng trục -monorai- thang nâng hàng: là một trong những thiết bị nâng hạ vận chuyển vật liệu, hàng hóa phổ biến trong nhà xưởng hiện tại- chúng có những ưu điểm như sau:
- Sử dụng nguồn điện 3 pha 380V 50Hz: nguyên liệu sạch – giá rẻ -an toàn -thân thiện môi trường -bền vững .
- An toàn -tiết kiệm diện tích nhà xưởng -giá thành rẻ so với pán thiết bị khác ./
- Hiệu quả trong công việc : Cầu trục có tuổi thọ cao -thông thường đạt hệ số sử dụng 0.8-0.9 – hệ số tương đối cao đối với thiết bị xây dựng và công nghiệp.
II./ Phân loại cầu trục theo mục đích sử dụng:
- Cầu trục cơ bản: dùng để di chuyển và nâng hàng hóa trong nhà xưởng.
- Cầu trục cẩu: được sử dụng để nâng vật liệu từ nơi sản xuất đến nơi lắp đặt.
- Cầu trục xây dựng: được sử dụng để vận chuyển và nâng các vật liệu xây dựng trong công trường xây dựng.
III./ Cấu tạo -các bộ phận cơ bản -nguyên lý làm việc :
Cấu tạo cầu trục: Cầu trục là một thiết bị dùng để nâng và di chuyển hàng hóa, vật liệu trong quá trình sản xuất, vận chuyển tại nhà xưởng, công trường xây dựng.
⇒ Cấu tạo cơ bản của cầu trục gồm có : 3 bộ phận
- Kết cấu thép: Dầm chính (đôi-hoặc đơn) -hộp đầu cầu trục – ray (vuông hoặc rayP ) .. Kết cấu thép thiết bị nâng được thiết kế -chế tạo -cung cấp theo tiêu chuẩn TCVN4244-2005
- Bộ phận pa lăng (Tời)-động cơ-động lực chính của thiết bị : , cáp thép, motor, bánh xe và bộ truyền động -tùy theo nhu cầu -đặc điểm công việc -môi trường làm việc -tính chất công việc -tần suất hoạt động ..ta chọn thiết bị được nhập khẩu đồng bộ từ các nước trên thế giới : EU-Japan -Korea -China -….vv -công việc này rất quan trọng vì nó quyết định hiệu quả của gói đầu tư -đòi hỏi nhà thầu chuyên nghiệp có kinh nghiệm.
- Bộ phận điều khiển điện: bao gồm motor-attomat, rơ le, biến tần, bảo vệ dòng, nhiệt, quá tải ,điều khiển từ xa-cabin điều khiển ,..quyết định độ tin cậy -độ bền -giá thành …vv của thiết bị.
⇒ Nguyên lý hoạt động của cầu trục : sử dụng động cơ điện để di chuyển vật liệu trên bánh xe của dầm chính. Điều khiển cầu trục bằng-khởi – rơ le -biến tần-điều khiển Top of Form
Note: Các bạn có thể tham khảo hình ảnh đi kèm để có thể hiểu rõ 1 phần tính năng cầu trục chuyên dùng như : như cầu trục gầu ngoặm-bàn nâng khí -gắp cuộn coil thép -C hook -cẩu container …vv -để chi tiết hoặc tìm hiểu chuyên sâu quí vị có thể liên hệ hotline: 0912093814 – hoặc email : omiyaltd@gmail.com Top of Form
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |

IV./ Cấp phép đạt an toàn (Cầu trục, Cổng trục, Monorail…) đưa thiết bị nâng hạ vào sử dụng:
+ Khi sản xuất, chế tạo, lắp ráp hoàn thiện tiến hành Kiểm định Cầu trục, Cổng trục, Monorail ..v.v. Chỉ tiêu độ võng dầm chính là chỉ tiêu quan trọng nhất .
+ Độ võng dầm chính tại điểm giữa dầm khi đặt tải Qmax = 125% Q định mức và Qđộng = 110% Q định mức -đạt độ võng cho phép -là thiết bị đạt tiêu chuẩn an toàn thiết bị nâng.
+ Độ võng dầm cầu trục hoặc khẩu độ cầu trục được tính bằng công thức sau:
Độ võng dầm cầu trục = (QL^3) / (48 * EI) Trong đó:
- Q: tải trọng tác dụng lên dầm cầu trục
- L: độ dài tổng thể của dầm cầu trục
- E: module đàn hồi chịu tải của vật liệu dầm cầu trục
- I: moment quán tính của dầm cầu trục.
⇒ Theo tiêu chuẩn TCVN 4244-2005, chỉ tiêu độ võng của dầm chính của cầu trục được quy định như sau:
- Độ võng tại điểm trung tâm dầm chính không vượt quá 1/1000 độ dài tổng của dầm chính.
- Độ lệch tâm của trục quay tại mỗi đầu dầm không vượt quá 1/500 độ dài tổng của dầm chính.
⇒ Nếu độ võng dầm chính vượt quá mức quy định, cần tiến hành khắc phục bằng cách:
- Gia cố lại dầm chính -sau đó kiểm định lại đến khi đạt độ võng 1/1000 là ok ./ (reinforcement main girder )
- Hạ tải thiết bị dưới tải định mức.
Sau khi thực hiện các biện pháp sửa chữa, cần tiến hành kiểm tra lại độ võng của dầm chính để đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy định.Top of FormBottom of Form
*Các tiêu chuẩn dung sai cơ khí khi gia công chế tạo cầu trục:
- Ray cầu trục: tiêu chuẩn dung sai cơ khí cho độ dày và chiều dài của ray cầu trục là ±0,5mm.
- Khe hở bánh xe và ray: tiêu chuẩn dung sai cơ khí cho khe hở giữa bánh xe và ray là 1-2mm.
- Khẩu độ cầu trục và khẩu độ ray: tiêu chuẩn dung sai cơ khí cho khẩu độ của cầu trục và ray là ±0,5mm.
- Chéo của dầm chính và hộp đầu cầu trục: tiêu chuẩn dung sai cơ khí cho độ chéo của dầm chính và hộp đầu cầu trục là ±1mm.
*** NHỮNG HỎNG HÓC CẦU TRỤC-CỔNG TRỤC-THANG NÂNG -MONORAIL MẤT AN TOÀN KHI VẬN HÀNH :
a./ Một số hư hỏng có tính mặc định bao gồm:
- Mòn bánh xe: Bánh xe của cầu trục thường bị mòn theo thời gian do lực ma sát khi chúng di chuyển trên ray. Điều này có thể dẫn đến giảm khả năng nâng hạ và chuyển động của cầu trục, đồng thời ảnh hưởng đến tuổi thọ của bánh xe.
- Hao mòn vòng bi: Vòng bi trong cầu trục là bộ phận quan trọng để hỗ trợ di chuyển của cầu trục. Khi sử dụng lâu dài, vòng bi có thể bị hao mòn và cần được thay thế để đảm bảo hiệu suất của cầu trục.
- Lệch hướng cầu trục: Nếu cầu trục không được đặt trên bề mặt phẳng hoặc không cân bằng, nó có thể bị lệch hướng và gây ra những vấn đề trong quá trình vận hành.
- Hỏng hệ thống điện: Cầu trục có thể gặp các vấn đề về hệ thống điện như hư hỏng động cơ, bộ điều khiển, dây cáp, thiết bị bảo vệ và nhiều hơn nữa. Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của cầu trục và an toàn.
- Pa lăng -motor – bộ phận chính – đảm bảo rằng nó luôn được hoạt động trong trạng thái tốt nhất .
b./ Hư hỏng liên quan tính năng an toàn :
Rất nguy hiểm khi xảy ra -nhất là đối với thiết bị lâu ngày sử dụng .
Các biện pháp sử lý nhanh -khi phanh động cơ nâng hạ của pa lăng cầu trục bị hỏng : mất phanh đột xuất -bó phanh ko nhả .
Tìm cách đưa thiết bị về vùng an toàn gần nhất -dễ nhất đảm bảo an toàn cho người và thiết bị -sau đó thực hiện các bước dưới đây :
+ Đối với Phanh thủy lực :
- Kiểm tra hệ thống phanh:
- Kiểm tra hệ thống dầu thủy lực:
- Thay thế các bộ phận hỏng:
- Kiểm tra và bảo trì các bộ phận khác:.
- Kiểm tra và điều chỉnh áp suất phanh: thường xuyên để đảm bảo an toàn.
Nếu không có đủ kinh nghiệm và trang thiết bị để sửa chữa, cần tìm đến các đơn vị chuyên nghiệp và có uy tín để khắc phục tình trạng này . SOS hotline : 0912093814
+ Đối với Phanh cơ khí :
- Phanh cuộn hít bị hỏng : nếu ko hít -cháy – thay mới toàn bộ .
- Kiểm tra và vệ sinh các bộ phận, và xem xét việc thay thế các bộ phận hỏng.
- Phanh đĩa bị hỏng: Kiểm tra và vệ sinh các bộ phận đĩa phanh
- Điều chỉnh độ khe hở phanh -kiểm tra thực tế trước và sau khi điều chỉnh khe hở khi cótải và ko tải thực tế đánh giá phanh .
- Lò xo của động cơ nâng hạ bị hỏng: bị rỉ hoặc bung ra.
c./ Tính năng điều khiển bị hỏng : Điều khiển cầu trục không chính xác -ngược hoặc mất tín hiệu -gây gián đoạn nguy hiểm cho người vận hành bao gồm:
- Lỗi cảm biến: các công tắc hành trình
- Lỗi vi xử lý: các tiếp điểm,má tiếp điểm, vệ sinh, kiểm tra chất lượng
- Lỗi tín hiệu : lỗi đường truyền , dây dẫn , tiếp điểm,thiết bị an toàn, cảm biến
- Lỗi mạch điện.v.v..
B./ THIẾT BI THÁNG MÁY (THANG TẢI KHÁCH) :
a./ Các bộ phận cơ bản của thang máy dân dụng bao gồm:
- Cabin: Là nơi người sử dụng đứng hoặc ngồi để di chuyển lên xuống. Cabin được thiết kế có các cửa mở ra bên ngoài hoặc trong để người sử dụng vào ra.
- Phòng máy: Là nơi chứa các bộ phận cơ khí và điện tử của thang máy, bao gồm động cơ, hộp số và các bộ phận khác để điều khiển thang máy.
- Cáp treo: Là dây cáp mạ kẽm được treo giữa cabin thang máy và trục máy để nâng hạ cabin.
- Trục máy: Là trục dọc được lắp đặt ở giữa phòng máy và cabin, được động cơ điện quay để nâng hạ cabin.
- Bộ điều khiển: Là bộ phận được sử dụng để điều khiển thang máy, bao gồm bộ điều khiển điện tử và các cảm biến.
- Hệ thống an toàn: gồm phanh có khí -governor chống quá tốc -quá tải được thiết kế để đảm bảo an toàn cho người sử dụng,.
Các bộ phận này hoạt động cùng nhau để đưa người sử dụng lên và xuống trong thang máy dân dụng. Việc kiểm tra và bảo trì thường xuyên các bộ phận này rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu suất của thang máy.
b./Nguyên lý làm việc của thang máy :
Nguyên lý hoạt động của thang máy là sử dụng điện năng để nâng hạ cabin lên xuống Các bộ phận chính gồm :
- Động cơ điện:Sử dụng để tạo ra sức mạnh cần thiết để nâng hạ cabin.
- Cáp treo: Sử dụng để liên kết cabin với động cơ và trục máy.
- Trục máy: Trục máy bao gồm : hệ ray-guốc trượt -cabin -được sử dụng để nâng hạ cabin lên xuống theo nhu cầu của người điều khiển .
- Bộ điều khiển: Bộ điều khiển tự động và thông minh được sử dụng để điều khiển động cơ và các bộ phận khác của thang máy.
- Hệ thống an toàn: Hệ thống an toàn được sử dụng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, bao gồm cảm biến vị trí, hệ thống phanh. Hệ thống đồng bộ vận hành dưới sự điều khiển của tủ điện thông minh đảm bảo cabin-cánh cửa -phanh -dừng tầng chính xác tại vị trí yêu cầu ./
- Hệ thống cứu hộ thang : gồm 1 bộ sạc + hệ ắc qui dự trữ -khi sự cố mất điện -kích hoạt mạch điện mở cho điện áp ắc qui đóng lại -mở phanh động cơ chính và nhả phanh đưa cabin về vị trí gần nhất và dừng lại nhờ hệ thống phanh -dừng lại -cửa thang và cửa cabin mở cửa để người ra ngoài – bộ phận thực hiện xong nhiệm vụ cứu hộ ./.
Khi người sử dụng bấm nút để chọn tầng, bộ điều khiển sẽ kích hoạt động cơ và cho phép cabin di chuyển theo hướng lên hoặc xuống. Các cảm biến vị trí sử dụng để cabin dừng đúng vị trí , khi ấn nút dừng khẩn cấp -thang máy dừng lập tức trong trường hợp có sự cố xảy ra.
![]() |
![]() |

